hoanghaceramic hoanghaceramic 4 19 20 10 21 11 24




Sản phẩm gạch ốp lát sử dụng nguồn đất sét nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 50 tỉnh thành trên cả nước

IPO Viglacera: Đầu tư dài hạn thì được

Theo ông, trong lúc nhiều DNNN kêu khó thoái vốn, Viglacera tổ chức IPO thời điểm này có khó khăn gì?

Viglacera là DNNN. Lộ trình tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) phải tuân theo kế hoạch của Bộ Xây dựng, của Chính phủ, nên không thể làm khác. Công tác CPH của Viglacera đã triển khai từ giữa năm 2011. Theo kế hoạch, chúng tôi thoái vốn Nhà nước rất thận trọng.

Vì sản phẩm của Viglacera không thuộc nhóm ngành hàng mà Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối, thời kỳ đầu chúng tôi bán trên 25% cổ phần và chọn thời điểm thích hợp nhất, có lợi nhất, tiến hành thoái vốn.

Tại thời điểm này, tôi nhận định thị trường chứng khoán đang có vấn đề. Người bán có thể hơi thiệt, còn người mua với mục đích đầu tư dài hạn thì đây là cơ hội rất tốt.

Ông có kỳ vọng gì trong lần IPO này?

Chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo thêm nguồn lực về tài chính để tái cơ cấu các công ty con, công ty liên kết và bản thân công ty mẹ. IPO sẽ giúp Viglacera triển khai một số dự án có hiệu quả kinh tế cao, cũng như sức cạnh tranh tốt trong thời gian tới. Các sản phẩm chúng tôi hướng tới là những sản phẩm tiết kiệm năng lượng thân thiện với môi trường có khả năng xuất khẩu cao…

Trở lại với nhận định đầu tư dài hạn thì tốt, lập luận của ông là gì?

Thị trường chứng khoán vừa qua giai đoạn trầm lắng, năm 2013 đã bắt đầu ấm dần. Với các nhà đầu tư (NĐT) dài hạn, đây là một cơ hội hiếm có để có thể đầu tư vào mã chứng khoán của chúng tôi. Vì từ năm 2000 đến 2010, hầu hết các sản phẩm, thương hiệu của Viglacera kinh doanh vẫn tốt.

Như Công ty Gốm sứ Hạ Long tương đối điển hình về sản xuất ngói, gạch cotto có tỷ suất lợi nhuận rất cao. Năm 2013, tỷ lệ chia lợi nhuận dự kiến của DN này khoảng 20% giá trị cổ phần. Cho nên, đầu tư vào cổ phiếu Viglacera trong giai đoạn này là hợp lý. Theo tôi, các NĐT dài hạn sẽ quan tâm, còn NĐT ngắn hạn phải suy nghĩ…

Với NĐT ngoại thì thế nào, thưa ông?

NĐT ngoại quan tâm đến Viglacera không chỉ trong thời điểm hiện nay mà từ cách đây 5 năm. Các tập đoàn lớn trên thế giới như Asahi khi quan tâm đến cổ phiếu của Viglacera thì chỉ chú tâm đến những thế mạnh về kính xây dựng, không quan tâm đến sứ, gạch ceramic… Trong khi, những tập đoàn rất lớn như hãng sứ vệ sinh Roca, cách đây 3 năm họ quan tâm đến lĩnh vực sứ của Viglacera...

Tại thời điểm đó, các NĐT chờ đợi Viglacera sẽ tái cơ cấu theo các dòng sản phẩm. Họ muốn hình thành các công ty về sứ, hay gạch, khu công nghiệp… Họ mong muốn đầu tư vào các lĩnh vực theo nhóm sản phẩm. Còn đầu tư vào toàn bộ công ty mẹ thì chỉ có các tổ chức tài chính, hay quỹ đầu tư nước ngoài quan tâm...

Theo bản cáo bạch của Viglacera, doanh thu lĩnh vực BĐS bị chùng xuống do khó khăn kinh tế. Vậy trong đợt IPO này, Viglacera có giải pháp gì để vực dậy lĩnh vực này?

Trong chiến lược tái cơ cấu dài hạn của Viglacera, chúng tôi có kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Trong đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng (VLXD) chiếm tỷ trọng 55-60%; lĩnh vực hạ tầng đô thị chiếm 35-40%. Tuy nhiên, hàng năm sẽ có sự điều chỉnh.

Như trong lĩnh vực bất động sản, vừa rồi doanh thu có xu hướng giảm sút nên chúng tôi có sự điều chỉnh lại ở phân khúc căn hộ cao cấp, chỉ đầu tư những dự án có vị trí địa lý thuận lợi, có khả năng thanh khoản cao. Năm 2012-2013, các dự án nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp mà chúng tôi đầu tư đã được tiêu thụ hết. Riêng những dự án có tính thanh khoản thấp thì đều phải tạm dừng.

Còn đối với lĩnh vực VLXD, Viglacera đã thực hiện tái cơ cấu thường xuyên đối với từng lĩnh vực sản phẩm. Bởi khi các DN FDI của Nhật Bản tham gia vào thị trường VLXD, có sức cạnh tranh rất mạnh buộc chúng tôi phải thay đổi. Cách đây 2-3 năm, chúng tôi tập trung tái cơ cấu lĩnh vực sản phẩm này, đầu tiên là tái cơ cấu các nguồn lực về nhân sự, sau đó chúng tôi tái cơ cấu về công tác tổ chức thị trường…

Đối với VLXD có 4 nhóm sản phẩm chính, mỗi nhóm có từ 3-9 công ty, việc tổ chức lại công tác thị trường để tránh cạnh tranh nội bộ, chính là một trong những thành công của Viglacera. Chúng tôi đã thực hiện chuyên môn hóa, phân công sâu, tạo nên năng lực cạnh tranh đáng kể đối với lĩnh vực VLXD.

Các tin khác

« Quay lại