hoanghaceramic hoanghaceramic 4 19 20 10 21 11 24




Sản phẩm gạch ốp lát sử dụng nguồn đất sét nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 50 tỉnh thành trên cả nước

Sản xuất gốm sứ xây dựng và đá ốp lát: Phải chuyên môn hóa theo từng vùng

Không thiếu nhưng yếu

Hiện nay, cả nước có 82 cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát, tổng công suất 435 triệu m2/năm. Trong đó, số cơ sở có quy mô công suất nhỏ (dưới 6 triệu m2/năm) là 49 cơ sở, chiếm hơn 2/3. Trong 27 cơ sở sản xuất sứ vệ sinh (tổng công suất là 14,7 triệu/năm) thì có tới 202/206 cơ sở có công suất dưới 500m2/năm. Bên cạnh đó, số lượng cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ ở các sản xuất đá ốp lát cũng chiếm phần đa khi 22/27 cơ sở có công suất dưới 600 nghìn sản phẩm/năm.

Những cơ sở này nằm phân bổ rải rác khắp các vùng, miền trên toàn quốc. Nếu như các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh tập trung nhiều hơn ở các đô thị lớn của Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ thì các cơ sở khai thác, chế biến đá ốp lát tự nhiên lại nằm chủ yếu ở các vùng có nhiều tiềm năng về nguyên liệu như Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Yên Bái... Tuy nhiên, cả nước vẫn chưa có một "thủ phủ" thực sự của ngành công nghiệp sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh cũng như đá ốp lát.

Đánh giá về ngành công nghiệp sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát Việt Nam, ThS Nguyễn Minh Quỳnh - Giám đốc Trung tâm Gốm sứ - Thủy tinh, thuộc Viện VLXD cho biết: "Các sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát trong nước có quy mô đầu tư còn nhỏ và phân tán. Đặc điểm này tuy có thể phù hợp với trình độ quản lý và vốn của các trong giai đoạn đầu tư, song sẽ tạo ra những khó khăn không nhỏ cho các hoạt động, nhất là khi có nhu cầu vươn ra thị trường khu vực và thế giới".

Riêng với các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát, ThS Quỳnh cho biết rằng, công suất gia công, chế biến gạch gốm ốp lát còn quá nhỏ, dưới 50 triệu m2/năm. Không những thế, những sản phẩm này hầu hết thuộc khối tư nhân, chỉ có 2/206 có vốn Nhà nước. Đầu tư ở các cơ sở khai thác đá còn nhỏ, không theo quy hoạch, thiếu sự chọn lọc và chưa chú ý đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hiệu quả còn thấp, không tiết kiệm được nhiên liệu cũng như không bảo vệ được môi trường.

Không đầu tư thêm các cơ sở sản xuất, chú trọng cải tiến công nghệ

Mới đây, Hội đồng thẩm định Bộ Xây dựng đã họp, nghiệm thu Dự án Quy hoạch sắp xếp và định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam. Dự án do Viện VLXD chủ trì thực hiện, ThS Nguyễn Minh Quỳnh làm chủ nhiệm đề tài. Đây được coi là một bước ngoặt quan trọng hứa hẹn mang lại nguồn "sinh khí" mạnh mẽ cho ngành công nghiệp sản xuất gạch gốm ốp lát, sứ vệ sinh và đá ốp lát trong nước.

Theo Dự án, giai đoạn từ nay đến 2015 tập trung nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại để tăng tính cạnh tranh, hướng tới thị trường nông thôn và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Dự án quy hoạch chủ trương không đầu tư thêm các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát mà chú trọng cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực các nhà máy hiện có nhằm đạt công suất 435 triệu m2/năm; đầu tư thêm và cải tiến công nghệ các cơ sở khai thác, gia công đá ốp lát hiện có để nâng công suất lên 15 triệu m2, với sứ vệ sinh là 14,7 triệu sản phẩm vào năm 2015.

Cũng theo dự án quy hoạch, giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư sản xuất 127 triệu m2 vật liệu gạch ốp lát nhằm đưa năng lực sản xuất sản phẩm này lên khoảng 577 triệu m2/năm, trong đó đá ốp lát chiếm 5%. Sứ vệ sinh cũng sẽ được đầu tư nâng năng lực sản xuất lên 20,7 triệu sản phẩm vào năm 2020.

Việc hình thành và phát triển sản xuất gốm sứ xây dựng và đá ốp lát sẽ chuyên môn hóa theo 4 vùng: Vùng 1 gồm các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh; Vùng 2 gồm Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình; Vùng 3 gồm Quảng Nam, Đà Nẵng; Vùng 4 gồm BR-VT, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

Các doanh nghiệp sẽ được phân công về chủng loại, mẫu mã, kích thước sản phẩm và tránh tình trạng cạnh tranh nhau ở trong nước. Bên cạnh đó, Dự án Quy hoạch còn là cơ sở để ngành chức năng xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy đầu tư các cơ sở chuyên sản xuất nguyên liệu, phối liệu với quy mô lớn để đảm bảo hoạt động cho các đơn vị sản xuất gạch gốm ốp lát, đá ốp lát cũng như sứ vệ sinh.

Dự án Quy hoạch còn đưa ra nhiều giải pháp chính để thực hiện quy hoạch, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò Nhà nước của Bộ Xây dựng trong cấp phép và quản lý đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất gốm sxứ xây dựng và đá ốp lát theo quy hoạch, đẩy mạnh kích cầu trong nước và áp dụng KHCN để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế...

Các tin khác

« Quay lại